Hotline

0919 981 215
hitamedia

Influencer Marketing

Influencer Marketing hay nói một cách dễ hiểu nhất hơn là hoạt động booking các KOL/KOC, đang là một nhân tố quan trọng góp phần đưa sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu tiếp cận tới đúng đối tượng khách hàng. 

  • KOC (Key Opinion Consumer): Những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường. Công việc chính của họ là trực tiếp trải nghiệm những sản phẩm hay dịch vụ để đưa ra những đánh giá, nhận xét theo quan điểm cá nhân. Và chính những nhận xét, quan điểm này sẽ giúp định hướng trải nghiệm và hành vi của người tiêu dùng.
  • KOL (Key Opinion Leader):  Những người có sức ảnh hưởng nhất định trong một lĩnh vực nào đó. KOL thường là những người có tiếng nói cao trong ngành, am hiểu về lĩnh vực họ làm và phù hợp với những chiến dịch lớn cần độ phủ sóng cao và cần có độ nhận diện nhất định.
  • Celebrity: Các ngôi sao nổi tiếng, các diễn viên, ca sĩ có sức hút với truyền thông và sợ hữu độ ảnh hưởng lớn đối với đối tượng khán giả trẻ. Một vài tên tuổi lớn có thể kể đến như Sơn Tùng MTP, Mỹ Tâm, Trấn Thành,… là những ngôi sao nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn và sở hữu lượng lớn người theo dõi.

Trong ba đối tượng KOC, KOL và Celebrity thì Celebrity là người sở hữu lượng fan hâm mộ và theo dõi lớn nhất và có độ ảnh hưởng cao so với hai đối tượng còn lại. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhãn hàng nào cũng có đủ khả năng hay kinh phí để liên lạc, hợp tác với Celebrity nên KOL và KOC là hai đối tượng phổ biến phù hợp với đa số các nhu cầu của nhãn hàng.


Dưới đây là độ nhận diện KOL/KOC:
         a. Mức độ phổ biến
Thông thường, vì KOL sở hữu lượng người theo dõi đông đảo nên KOL sẽ chịu trách nhiệm quảng bá, sản phẩm hay dịch vụ ở quy mô lớn, phù hợp với các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh độ phủ sóng thương hiệu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, KOC thường đơn giản chỉ là một người tiêu dùng bình thường, tập trung vào các họat động như: trải nghiệm, dùng thử và đánh giá các sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu chính của KOC là tiếp cận tới tệp khách hàng nhất định để tăng độ tin cậy và thu hút thêm nhiều khách hàng.
         b. Lượng khán giả theo dõi của KOL/KOC
Do là người có sức ảnh hưởng nhất định nên KOL/KOC thường có số lượng người theo dõi chia thành 4 cấp độ chính là: mega, macro, micro và nano influences.
Nano-influencer: 0 - 10.000 người theo dõi
Micro-influencer: 10.000 - 100.000 người theo dõi
Macro- influencer: 100.000 - 1.000.000 người theo dõi
Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi
         c. Độ chuyên môn của KOC và KOL
KOL thường có nhiều kiến thức và chuyên môn chuyên sâu về lĩnh vực, ngành nghề cụ thể về lĩnh vực họ theo đuổi. Còn KOC thì thường không am hiểu quá nhiều về thông tin về sản phẩm hay dịch vụ mà chỉ đứng trên cương vị là người trải nghiệm đánh giá sản phẩm.


Tổng kết lại, sự khác biệt chủ yếu giữa KOC và KOL là KOC thường chỉ đơn giản là khách hàng đưa ra trải nghiệm, đánh giá nhận xét với một thương hiệu, dịch vụ cụ thể. Trong khi đó, KOL là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và có độ am hiểu chuyên sâu cao trong một lĩnh vực nhất định.
Vậy nên, tùy vào từng nhu cầu, các nhãn hàng và các doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn giữa KOC và KOL sao cho phù hợp nhất với từng chiến dịch với từng tệp khách hàng tiềm năng nhất định.

Chia sẻ bài viết:
Bạn đang xem: Influencer Marketing
Bài sau
Viết bình luận
Bài viết liên quan
Cách tìm kiếm KOL/KOC phù hợp

Cách tìm kiếm KOL/KOC phù hợp

hitamedia Hita Media | hitamedia Ngày 06/02/2024

Các doanh nghiệp, nhãn hàng đang bắt đầu hiểu giá trị của việc tận dụng ảnh hưởng của các blogger và các cá nhân có ...

Thói quen của những người tiêu dùng Việt Nam hiện nay

Thói quen của những người tiêu dùng Việt Nam hiện nay

hitamedia Hita Media | hitamedia Ngày 06/02/2024

Tại Việt Nam, khách hàng thường có thói quen tham khảo các ý kiến người dùng khác trên mạng xã hội trước khi đưa ra q...

icon icon icon

Giỏ hàng

Danh sách so sánh